kiểm định lò hơi

kiểm định an toàn lò hơi

kiểm định kĩ thuật an toàn lò hơi ( nồi hơi)

Quá trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi ( lò hơi )

kiểm định lo hơi, an toàn lò hơi
Quá trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi ( lò hơi ) đạt chuẩn. Lò hơi đã qua kiểm định

1272, Nguyễn Chí Thanh, Tổ 2, Khu 1, Phường Hiệp An, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

Hotline: 0967.960.906 - 0899.960.906 - 09.6789.1338

QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN NỒI HƠI (LÒ HƠI)

Quá trình kiểm định kỹ thuật an toàn Nồi hơi (Lò hơi)

(QTKĐ 06 : 2008/BLĐTBXH)

 

1. Phạm vi áp dụng

       Quy trình kiểm định này quy định về trình tự, thủ tục kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ và bất thường các loại lò hơi thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

       Căn cứ vào quy trình này, cơ quan kiểm định áp dụng trực tiếp hoặc xây dựng quy trình cụ thể, chi tiết cho từng dạng, loại lò hơi nhưng không được trái với quy định của quy trình này.

2. Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng

       Bao gồm những tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn sau:

       - TCVN 7704: Nồi hơi - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa.

       - TCVN 6008-1995: Thiết bị áp lực - Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.

       - TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992), Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ Lò hơi ống nước).

Chứng thư đạt chuẩn của Lò hơi Vương Long

3. Các bước kiểm định

3.1 Chuẩn bị kiểm định

 3.1.1. Thông báo cho cơ sở về kế hoạch và các yêu cầu trước khi đưa Lò hơi vào kiểm định.

 3.1.2. Xác định và thống nhất biện pháp an toàn với cơ sở trước khi thực hiện kiểm định.Bố trí kiểm định viên tham gia kiểm định.Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện, thiết bị cho quá trình kiểm định và phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân.

3.2 Kiểm tra hồ sơ

 3.2.1. Căn cứ vào chế độ kiểm định để kiểm tra, xem xét hồ sơ của nồi hơi.

 3.2.1.1 Khi kiểm định lần đầu phải xem xét các hồ sơ sau:

       a. Lý lịch của lò hơi, (gồm: các chỉ tiêu về kim loại chế tạo, kim loại hàn; tính toán sức bền các phần tử chịu áp lực; bản vẽ cấu tạo ghi đủ các kích thước chính; hướng dẫn vận hành bảo dưỡng sửa chữa; chế độ nước cấp…).

       b. Hồ sơ xuất xưởng của lò hơi (gồm:các chứng chỉ về kim loại chế tạo,kim loại hàn;kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn; biên bản nghiệm thử xuất xưởng…).

       c. Nhà đặt lò hơi: mặt bằng bố trí Nồi hơi, các quy định về khoảng cách an toàn, cầu thang và sàn thao tác, hệ thống chiếu sáng, dự trữ nhiên liệu, cấp và thải nhiên liệu, hệ thống chống sét, hệ thống thông tin liên lạc, bố trí cửa thoát hiểm, công trình vệ sinh.

       d. Biên bản lắp đặt bao gồm các điểm chính sau:

       - Tên cơ sở lắp đặt và cơ sở sử dụng.

       - Đặc tính của những vật liệu bổ sung khi lắp đặt.

       - Những số liệu về hàn như: công nghệ hàn,mã hiệu que hàn,tên thợ hàn và kết quả thử nghiệm các mối hàn.

       - Các biên bản kiểm định từng bộ phận nồi hơi(nếu có)

       - Các tài liệu về kiểm tra hệ thống ống bằng cách thông bi hoặc bằng các phương pháp khác để đảm bảo hệ thống ống thông suốt(nếu có)

       - Các tài liệu về kiểm tra quang phổ đối với các bộ phận nồi hơi,bộ quá nhiệt làm việc với nhiệt độ thành lớn hơn 450 độ C

       - Tài liệu xác nhận chất lượng nồi hơi sau khi vận chuyển đến nơi lắp đặt.

 3.2.1.2 Khi kiểm định định kỳ phải xem xét các hồ sơ sau:

       a. Lý lịch, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định lần trước.

       b. Nhật ký vận hành, sổ theo dõi bảo dưỡng sửa chữa;biên bản thanh tra kiểm tra (nếu có).

  3.2.1.3 Khi kiểm định bất thường phải xem xét các hồ sơ sau:

       a. Đối với các nồi hơi bị sự cố hoặc sửa chữa lớn: có thay thế, hàn…các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi phải lập hồ sơ sửa chữa và nồi hơi nghỉ vận hành từ 12 tháng trở lên, thay đổi vị trí lắp đặt phải đưa ra khám nghiệm bất thường.

       b. Hồ sơ phải kiểm tra gồm:

       - Thiết kế sửa chữa và biên bản nghiệm thu sau sửa chữa hoặc biên bản nghiệm thu lắp đặt.

       - Các hồ sơ liên quan khác phải kiểm tra như hồ sơ phải kiểm tra ở bước kiểm định định kỳ.(3.2.1.2)

Lưu ý: Đối với những Lò hơi rõ xuất xứ nhưng hồ sơ kỹ thuật không đầy đủ thì phải tiến hành lập bổ sung.

3.3 Kiểm tra bên ngoài, bên trong

       Dụng cụ phục vụ việc kiểm tra: kính lúp, búa kiểm tra, dụng cụ đo, đèn chiếu sáng chuyên dụng…đủ để xác định dạng và độ lớn của khuyết tật.

       Đối với những thiết bị Lò hơi có chiều cao từ 2m trở lên phải làm các công trình (dàn giáo) để có thể xem xét được tất cả các bộ phận của nồi hơi.

 3.3.1. Khi khám xét bên ngoài và bên trong nồi hơi, cần chú ý phát hiện những thiếu sót :

       - Các vết nứt, rạn, vết móp, chỗ phồng phía trong và phía ngoài thành nồi hơi; dấu vết rò rỉ hơi, rò rỉ nước tại các mối hàn, mối tán đinh, mối núc ống.

       - Tình trạng cáu cặn, han gỉ, ăn mòn thành kim loại các bộ phận.

       - Tình trạng kỹ thuật của phụ kiện, dụng cụ đo kiểm và an toàn.

       - Tình trạng kỹ thuật của lớp cách nhiệt.

       - Kiểm tra độ bắt chặt của các chi tiết ghép nối.

       - Đối với những vị trí không thể tiến hành khám xét bên trong khi kiểm định thì việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật phải được thực hiện theo tài liệu kỹ thuật của nhà máy chế tạo.Trong tài liệu phải ghi rõ: khối lượng cần kiểm tra, phương pháp và trình tự kiểm tra.

 3.3.2. Kiểm tra thiết bị cấp nước về số lượng và tình trạng kỹ thuật hiện tại.

 3.3.3. Kiểm tra về yêu cầu chế độ nước cấp - nước nồi và tình trạng thiết bị xử lý nước.

 3.3.4. Khi phát hiện có những khuyết tật làm giảm độ bền thành chịu áp lực (thành bị mỏng, các mối nối mòn…) cần làm giảm thông số làm việc của Lò hơi. Việc giảm thông số phải dựa trên cơ sở tính sức bền theo các số liệu thiết kế.

 3.3.5. Trường hợp gặp khó khăn trong việc xác định nguyên nhân gây ra các khuyết tật đã phát hiện được, cơ sở sử dụng nồi hơi phải chịu trách nhiệm tiến hành những khảo nghiệm cần thiết.Nồi hơi phải ngừng hoạt động khi kết quả thử cơ tính kim loại của bao hơi, bao nước hoặc các bộ phận chủ yếu khác của nồi hơi:

       Khi chế tạo từ thép Cácbon nếu :

       - Độ bền kéo thấp hơn 3,2MPa;

       - Tỷ số giữa giới hạn chảy quy ước (khi biến dạng dư là 0.2 % ) với độ bền kéo lớn hơn 0,75.

       - Độ giãn dài tương đối nhỏ hơn 16%.

       - Độ dai va đập trên mẫu thử có đầu vát nhọn nhỏ hơn 0,25 N/c

       Khi chế tạo từ thép hợp kim theo tài liệu kỹ thuật của nhà máy quy định:

3.4 Kiểm tra khả năng chịu áp lực (thử thuỷ lực)

       Phải thử thủy lực để kiểm tra khả năng chịu áp lực và độ kín của nồi hơi của nồi hơi theo trình tự sau:trình tự thử thủy lực đối với thiết bị lò hơi sau khi lắp đặt, định kỳ hoặc bất thường quy định trong 10.3.1;10.3.3; 10.3.4; 10.3.5  của TCVN 7704:2007. 

3.4.1. Xác định áp suất thử:

3.4.2. Xác định thời gian thử thủy lực: thời gian duy trì áp suất thử thủy lực sau lắp đặt là 20 phút; nồi hơi được chế tạo theo kiểu trọn gói (lắp nhanh) và các lò hơi kiểm định định kỳ hoặc bất thường là 5 phút.

 3.4.3. Nạp đầy nước vào nồi hơi(nhiệt độ dưới 50 độ C và không thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh quá 5 độ C),việc tăng áp suất theo quy định về tốc độ và thời gian để tránh sự giãn nở đột ngột.

 3.4.4. Nghiêm cấm việc gõ búa trong thời gian nồi hơi chịu áp suất thử.

 3.4.5. Giảm từ từ đến áp suất làm việc và duy trì trong suốt quá trình kiểm tra, sử dụng búa kiểm tra gõ vào các vị trí có nghi ngờ để phát hiện khuyết tật, sau đó giảm áp suất theo quy định về không (0); khắc phục các tồn tại (nếu có).Nồi hơi đạt yêu cầu khi thỏa mãn các điều kiện quy định tại 10.4.1 TCVN 7704:2007.

 3.4.6. Khi kiểm định, nếu phát hiện thấy vết nứt bề mặt hoặc không kín khít tại các mối núc, mối tán đinh nhờ dấu hiệu rò rỉ nước, hơi, đọng muối…cơ sở sử dụng phải tìm nguyên nhân và phải có hình thức xử lý triệt để.

 3.4.7. Khi nghi ngờ về tình trạng kỹ thuật các bộ phận chịu áp lực của lò hơi, người sử dụng nồi hơi cần tháo gỡ một phần hoặc toàn bộ lớp cách nhiệt, tháo gỡ một số ống lửa hoặc cắt một số đoạn ống nước để kiểm tra.

 3.4.8. Nồi hơi được chế tạo theo kiểu trọn gói (lắp nhanh), nếu khi vận chuyển đến nơi lắp đặt không bị hư hỏng ở các bộ phận chịu áp lực và thời gian xuất xưởng chưa quá 12 tháng thì được miễn thử thủy lực. Biên bản kiểm định phải ghi rõ lí do và đính kèm các biên bản nghiệm thử thuỷ lực xuất xưởng của hội đồng kỹ thuật của cơ sở chế tạo và biên bản nghiệm thử lắp đặt của đơn vị lắp đặt và cơ sở sử dụng.

3.5 Kiểm tra vận hành (thử vận hành)

3.5.1. Kiểm tra các điều kiện để nồi hơi có thể vận hành bình thường.

3.5.2. Căn cứ vào quy trình vận hành, yêu cầu cơ sở tiến hành quá trình đốt và  tăng áp suất nồi hơi.

3.5.3. Trong quá trình tăng áp suất đến áp suất làm việc của nồi hơi cần phải theo dõi chặt chẽ tình trạng làm việc của nồi hơi, thiết bị đo lường, bảo vệ và các thiết bị phụ.Nếu thấy có sự bất thường đề nghị cơ sở dừng nồi hơi theo đúng quy trình, tiến hành kiểm tra, kết luận cụ thể và các biện pháp khắc phục.

3.5.4. Khi tăng đến áp suất làm việc, nếu không có gì bất thường thì tiếp tục tăng áp suất để kiểm tra và điều chỉnh áp suất làm việc của các van an toàn, thực hiện việc niêm chì cho van an toàn kiểm tra.

3.5.5.Áp suất tác động của van an toàn phải được xác định bằng 1,1 lần áp suất làm việc cao nhất cho phép của lò hơi.

3.5.6. Đánh giá kết quả thửNồi hơi vận hành bình thường, đạt các thông số kỹ thuật định mức.

4. Xử lý kết quả kiểm định

5. Chu kỳ kiểm định

 

 

Mọi thông tin chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Mr. Trung: 0967 960 906

Email: khinhietdienvuonglong@gmail.com

Dịch vụ tiêu biểu

Những dịch vụ tiêu biểu nhất của Khí Nhiệt Điện Vương Long

Tin tức - sự kiện
Video - clips